Cho dù bạn sử dụng bất kì loại đèn nào, hiện tượng nhấp nháy là một trong những hiện tượng luôn có thể xảy ra. Chúng thường xảy ra và có thể nhìn thấy rõ ràng với các loại đèn sợi đốt sử dụng cùng dimmer với điện áp bị dao động, đặc biệt là với đèn huỳnh quang. Và ngay cả đèn LED hiện đại ngày nay cũng không thể tránh được tình trạng nhấp nháy. Để hiểu tại sao đèn LED của bạn bị nhấp nháy, trước tiên bạn phải hiểu sự khác biệt giữa nhấp nháy có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy.

Nhấp nháy nhìn thấy và nhấp nháy không nhìn thấy
Nếu đèn nhấp nháy hơn 100 lần một giây (100Hz), mắt người sẽ không thể nhận thấy sự nhấp nháy. Khi nhìn qua mắt bình thường, bạn sẽ thấy đèn hiển thị ánh sáng hiển thị một cách bình thường. Bởi đèn LED hoạt động trên dòng điện một chiều, nhưng nguồn điện chính của bạn là dòng điện xoay chiều, nên bóng đèn của bạn cần chuyển đổi dòng điện trước khi sử dụng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nguồn AC thành nguồn điện DC đôi khi sẽ không ổn định.
Để giải quyết vấn đề này, một số nhà sản xuất cho ra các sản phẩm đèn LED với tần suất nhấp nháy gấp đôi nguồn điện chính của bạn, khoảng 100-120Hz. Mặt khác, một số nhà sản xuất sử dụng công nghệ có tên là PWM để kiểm soát độ sáng của đèn LED với độ nhấp nháy được kiểm xoát chính xác. Cả hai công nghệ này đều không thể nhìn thấy bằng mắt người, và chúng không phải nguyên nhân gây ra tình trạng đèn LED nhấp nháy.
Ngược lại, đèn với tần suất nhấp nháy thấp hơn 100Hz có thể nhìn thấy được và chúng gây ra nhiều tác hại như nhức đầu, mờ mắt, mỏi mắt. Trong thực tế, nó còn có thể gây co giật ở những người mắc chứng động kinh cảm quang. Nếu bạn nhận thấy đèn LED của mình nhấp nháy, bạn có thể nên thay bóng đèn ngay lập tức. Tuy nhiên, vấn đề này nhiều khi không phải do bóng đèn, rất có thể dòng điện sử dụng cho đèn có thể đang gặp sự cố.
Tại sao đèn LED nhấp nháy?
Nếu đèn LED của bạn vẫn liên tục nhấp nháy ngay cả khi bạn đã thay thế bóng đèn, bạn có thể gặp sự cố với dòng điện cung cấp cho đèn. Tùy thuộc vào sự cố, việc khắc phục có thể đơn giản chỉ là thay thế đèn, hoặc có thể phức tạp hơn là đi lại toàn bộ đường dây điện. Dưới đây là 3 lý do phổ biến nhất khiến đèn LED bị nhấp nháy:
Dimmer và cảm biến ánh sáng
Phần lớn các trường hợp, đèn nhấp nháy vì nó được kết nối với dimmer hoặc cảm biến ánh sáng. Vì cả 2 đều thay đổi dòng điện xoay chiều cung cấp cho đèn, điều này gây nên đèn không thể chuyển đổi AC thành DC đúng cách. Ngoài việc nhấp nháy, đèn cũng có thể mờ đi đáng kể. May mắn là, bạn chỉ cần ngắt kết nới với dimmer và thay thế bằng công tắc thông thường có thể khác phục được ngay vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng đèn LED với cảm biến ánh sáng mà bạn không muốn bị nhấp nháy, thì bạn phải kiểm tra lại tính tương thích của đèn và bộ cảm biến.
Biến động điện áp
Nếu nhà bạn có hệ thống dây điện cũ, bạn có thể bị sụt áp khi sử dụng quá nhiều điện. Ví dụ, bạn có thể thấy đèn nhấp nháy khi bật lò vi sóng hay máy giặt. Nếu vậy, bạn nên gọi thợ điện để kiểm tra điện áp nguồn của bạn. Mặc dù có thể là do hệ thống dây điện cũ, bạn nên kiểm tra có vấn đề gì khác về điện không.
Kết nối lỏng lẻo
Lý do đèn LED bị nhấp nháy có thể là đèn của bạn đã cũ và đã qua sử dụng, do đó chuôi đèn đã bị mòn. Ngoài ra, dây dẫn điện đến đèn có thể đã bị đứt. Cho dù là trường hợp nào, bạn chỉ cần thay thể và di lại dây điện là có htể khắc phục được vấn đề. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã ngắt điện trước khi xử lý dây dẫn. Trên thực tế, nếu bạn không rành về điện, bạn nên gọi thợ điện để thay thế đúng cách và an toàn.