Ánh sáng sinh học là một phương pháp kỹ thuật để đạt được các hiệu ứng sinh học của ánh sáng ban ngày trong một môi trường ánh sáng nhân tạo. Phương pháp chiếu sáng này bắt chước chu kỳ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, thay đổi nhiệt độ màu và cường độ xuyên suốt ngày. Có thể mô tả một cách đơn giản như sau: ánh sáng sẽ sáng và trắng hơn trong buổi sáng và mờ hơn và ấm hơn vào buổi tối.
Ánh sáng sinh học thường được sử dụng trong môi trường y tế hoặc văn phòng, và nó cũng bắt đầu trở nên phổ biến hơn đối trong việc sử dụng trong gia đình. Đồng hồ sinh học của chúng ta được thiết lập để làm việc với chu kỳ 24 giờ, nhưng việc dành quá nhiều thời gian trong nhà với ánh sáng nhân tạo khiến đồng hồ sinh học phải đồng bộ lại mỗi lần chúng ta tiếp xúc lại với ánh sáng tự nhiên. Việc sử dụng ánh sáng sinh học giúp điều chỉnh mức độ của các hormone như melatonin, cortisol và serotonin, tất cả các yếu tố quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ thống sinh học của chúng ta. Việc không tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính và ngay cả trầm cảm.
Chính vì thế ánh sáng sinh học nên được xem xét cho bất kỳ môi trường nào mà mọi người dành nhiều thời gian không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên như: văn phòng, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, gia đình,… Ngoài ra thì ánh sáng sinh học cũng sẽ giúp ích khi trời mưa bão, khi mà ánh sáng trở nên ít ỏi.